Đôi khi chỉ một sự hiểu lầm nho nhỏ giữa những thành viên trong gia đình cũng sẽ dẫn đến những chuyện không hay làm rạn nứt tình cảm. Tuy nhiên, dù thế nào, những người trong một gia đình vẫn luôn dành tình thương cho nhau và sẵn sàng tha thứ cho tất cả. Blog truyện - BlogTM giới thiệu truyện ngắn "HIỂU LẦM".
Ông bà sinh được bảy người con. Bố tôi là con trưởng, lẽ dĩ nhiên, là trưởng nên phải gánh vác mọi việc lớn nhỏ trong nhà, và chịu thiệt hơn so với các em. Ngay cả việc học, bố phải nghỉ học từ sớm để phụ ông bà kiếm tiền lo cho mấy đứa em ăn học.
Bố cưới mẹ vào năm 22 tuổi, mẹ khi ấy vừa tròn 20. Nhà ông bà ngoại cũng khá gần nhà tôi nên cứ chạy qua chạy lại khá dễ dàng.
Tôi nhớ năm ông nội và bố cùng đi buôn thuốc lào, thuốc bắc khi ấy rất nhiều người làm. Ông nội tôi là người khá linh hoạt, lại có tài làm kinh tế.
Thời gian đầu ông dẫn bố tôi đi để học hỏi, khi bố đã quen và thành thạo rồi thì ông giao hoàn toàn lại cho bố, ngoại trừ việc lấy tiền từ chủ hàng. Có thể là ông lo bố sẽ lấy tiền để cho ông bà ngoại.
Bên ngoại tôi cũng nghèo lắm. Bố mẹ tôi vẫn luôn mong rằng phải kiếm thật nhiều tiền để giúp thêm cho ông bà ngoại.
Dạo đó cậu của tôi xin được việc trên thành phố, lương cũng kha khá. Sau 3 tháng tiếp kiệm cậu mua được chiếc xe đạp cho ông ngoại chạy đi chạy lại.
Rắc rối cũng từ đây mà ra. Một buổi sáng âm u, bà nội bất chợt ghé sang bên nhà ông bà ngoại, thấy cái xe đạp dựng ở góc sân bà liền hỏi:
- Cái xe đạp kia thằng Hải (tên bố tôi) nhà tôi nó gửi bên này hả ông bà?
Ông ngoại nghe như đang bị xúc phạm nhưng vẫn điềm đạm đáp:
- Không thưa bà, xe đó là của thằng út nhà tôi mua. Sao bà lại hỏi vậy?
Bà nội nguýt cái dài rồi tiếp lời:
- Ờ thì tôi nghĩ nhà ông làm sao đủ khả năng mua xe đạp, chắc thằng Hải nó ăn bớt tiền của ông nhà tôi để mua rồi gửi bên này.
Nghe những lời này từ thông gia, ông ngoại là người nóng tính, không kìm được cơn giận ông dùng tay đập mạnh xuống bàn nói:
- Bà khinh người quá, bà nghĩ nhà tôi không đủ tiền để mua được cái xe đạp hay sao? Mời bà về cho!
Bà nội mặt mày sa sầm đứng dậy ra về.
Bố mẹ tôi biết chuyện rất giận bà nội và cảm thấy có lỗi với ông bà ngoại. Không kìm được, bố quyết hỏi rõ ràng với bà nội:
- Mẹ, sao mẹ lại làm như vậy với ông bà bên nhà?
Bà nội nghiến răng kèn kẹt nói:
- Không oan đâu, mày ăn bớt tiền bán thuốc để mua cái xe đó.
Rồi bà nhìn xéo mẹ tôi một cái và quay đi.
Bố tôi ấm ức nói:
- Không phải, con không bao giờ làm như vậy!
Ngay sau đó ông nội nói chen vào:
- Tiện đây tao nói luôn, vợ chồng mày ra ở riêng tự làm mà ăn!
Bố mẹ tôi nhìn nhau ngậm ngùi nước mắt chảy dòng dòng.
Ra ở riêng ông bà nội cho bố mẹ tôi được 4 thúng thóc. Vợ chồng trẻ, lại có con nhỏ nên rất khó khăn. Ông bà ngoại thấy vậy cũng thương lắm nhưng già yếu rồi chẳng có gì để cho con.
Từ khi ở riêng, bố tôi làm đủ mọi thứ, từ cửu vạn, khuân vác đến nhặt than. Thực sự là rất vất vả, nhưng vì miếng cơm manh áo nên phải cố thôi. Còn mẹ tôi ở nhà chăm sóc cho hai chị em tôi cùng mấy sào ruộng, nuôi con gà con ngan để kiếm thêm. Đến mùa gặt lúa thì lại đi gặt thuê cho người ta.
Bố vẫn làm như vậy cho đến khi gặp được một người bạn tốt ngỏ ý muốn rủ bố góp ít vốn để đi buôn chung.
Những ngày đầu đi còn chưa có kinh nghiệm nên cũng không được là bao. Nhưng nhờ sự kiên chì và chăm chỉ nên việc buôn bán của bố có phần khởi sắc. Nhà tôi đã có bát ăn bát để.
Mâu thuẫn giữa bố mẹ tôi và ông bà nội được đẩy lên đỉnh điểm khi bà nội kêu bị mất một gói tiền độ vài chục ngàn, vài chục ngàn khi ấy có giá trị và to lắm. Bà nội nói bóng gió:
- Nhà này thật vô phúc! Hết bị ăn bớt giờ lại mất tiền.
Không chỉ đích danh nhưng bố mẹ tôi biết là bà đang nghi ngờ bố mẹ lấy số tiền đó. Phận làm con thì không thể cãi nhau với bố mẹ để phân bua được nên bố mẹ tôi đành im lặng mà nuốt nước mắt vào trong. Cũng chỉ biết tự động viên lẫn nhau, sống không thẹn với lương tâm.
Mấy hôm sau bà nội trong lúc đong gạo để nấu cơm thì thấy gói tiền kêu mất hôm trước. Ông bà biết là đã nghi oan cho bố mẹ tôi nhưng cũng không nói gì cả, chỉ im lặng cho qua chuyện.
Năm tháng cứ thay nhau kéo tuổi xuân của bố mẹ tôi đi,còn chị em chúng tôi cũng đã đủ lớn để nhận thức đúng sai. Ông bà hai bên cũng đã già và yếu đi nhiều.
Tôi vẫn nhớ cái mùa thu năm ấy, ông nội ngã bệnh. Ông bệnh nặng đến nỗi không đi lại được nữa, chỉ nằm một chỗ. Các cô, các chú của tôi khi ấy ở khá xa nhà ông bà nên thi thoảng mới về, chỉ bố mẹ tôi ở gần nên việc chăm sóc ông là điều không thể tránh khỏi, đây là trách nhiệm.
Bố mẹ tôi thay phiên nhau chăm sóc ông, lúc thì bón thức ăn, khi thì xoa bóp tay chân cho ông, rồi lại tranh thủ đi làm. Thấy bố mẹ tôi tận tụy và chu đáo nên bà nội cũng có phần khác, bà dễ tính hơn với mẹ tôi.
“Chết viếng ốm thăm“, ông bà ngoại tôi là người hiểu đạo lý, dù vẫn còn giận ông bà nội lắm nhưng dù sao cũng là thông gia - chung con chung cháu, với lại chuyện đã qua rồi huống hồ ông nội tôi đang ốm nặng nên bỏ qua được thì bỏ qua thôi.
Một buổi tối, lúc đó mẹ tôi vừa giúp ông ăn tối xong và bố tôi cũng đang ngồi cạnh giường của ông.
Ông nói giọng yếu ớt, tay run run ông gia hiệu cho bố lại gần:
- Hải! Lại gần đây con.
Bố tôi có thoáng chút bất ngờ:
- Có chuyện gì vậy bố?
Bàn tay gầy guộc của ông nắm lấy tay bố tôi, ông nói :
- Bố xin lỗi đã hiểu lầm vợ chồng con, nói rồi ông nhìn ra phía mẹ tôi đang ngồi, ánh mắt đầy ân hận.
Mẹ chỉ khóc, bố tôi cũng khóc, còn tôi thấy ông quay đi nhưng nước mắt đã lăn dài. Lúc này bố tôi mới lên tiếng:
- Mọi chuyện đã qua rồi, vợ chồng con không để bụng đâu bố ạ.
Bố tôi xoa xoa bàn tay của ông, bố nhìn ông với ánh mắt trìu mến:
- Bố đừng nghĩ ngợi gì cả, bố phải nghỉ ngơi để mau chóng khỏe lại nhé.
Từ sau hôm đó, nhờ sự chăm sóc tận tình, động viên của bố mẹ tôi nên ông đã dần khỏe lên.
Mọi hiểu lầm, oán trách được giải tỏa. Dù trong quá khứ có những điều không phải với nhau thì dẫu sao vẫn cứ là gia đình - máu chảy ruột mềm.
Yêu thương, tha thứ không bao giờ là quá muộn
Ông bà sinh được bảy người con. Bố tôi là con trưởng, lẽ dĩ nhiên, là trưởng nên phải gánh vác mọi việc lớn nhỏ trong nhà, và chịu thiệt hơn so với các em. Ngay cả việc học, bố phải nghỉ học từ sớm để phụ ông bà kiếm tiền lo cho mấy đứa em ăn học.
Bố cưới mẹ vào năm 22 tuổi, mẹ khi ấy vừa tròn 20. Nhà ông bà ngoại cũng khá gần nhà tôi nên cứ chạy qua chạy lại khá dễ dàng.
Tôi nhớ năm ông nội và bố cùng đi buôn thuốc lào, thuốc bắc khi ấy rất nhiều người làm. Ông nội tôi là người khá linh hoạt, lại có tài làm kinh tế.
Thời gian đầu ông dẫn bố tôi đi để học hỏi, khi bố đã quen và thành thạo rồi thì ông giao hoàn toàn lại cho bố, ngoại trừ việc lấy tiền từ chủ hàng. Có thể là ông lo bố sẽ lấy tiền để cho ông bà ngoại.
Bên ngoại tôi cũng nghèo lắm. Bố mẹ tôi vẫn luôn mong rằng phải kiếm thật nhiều tiền để giúp thêm cho ông bà ngoại.
Dạo đó cậu của tôi xin được việc trên thành phố, lương cũng kha khá. Sau 3 tháng tiếp kiệm cậu mua được chiếc xe đạp cho ông ngoại chạy đi chạy lại.
Rắc rối cũng từ đây mà ra. Một buổi sáng âm u, bà nội bất chợt ghé sang bên nhà ông bà ngoại, thấy cái xe đạp dựng ở góc sân bà liền hỏi:
- Cái xe đạp kia thằng Hải (tên bố tôi) nhà tôi nó gửi bên này hả ông bà?
Ông ngoại nghe như đang bị xúc phạm nhưng vẫn điềm đạm đáp:
- Không thưa bà, xe đó là của thằng út nhà tôi mua. Sao bà lại hỏi vậy?
Bà nội nguýt cái dài rồi tiếp lời:
- Ờ thì tôi nghĩ nhà ông làm sao đủ khả năng mua xe đạp, chắc thằng Hải nó ăn bớt tiền của ông nhà tôi để mua rồi gửi bên này.
Nghe những lời này từ thông gia, ông ngoại là người nóng tính, không kìm được cơn giận ông dùng tay đập mạnh xuống bàn nói:
- Bà khinh người quá, bà nghĩ nhà tôi không đủ tiền để mua được cái xe đạp hay sao? Mời bà về cho!
Bà nội mặt mày sa sầm đứng dậy ra về.
Bố mẹ tôi biết chuyện rất giận bà nội và cảm thấy có lỗi với ông bà ngoại. Không kìm được, bố quyết hỏi rõ ràng với bà nội:
- Mẹ, sao mẹ lại làm như vậy với ông bà bên nhà?
Bà nội nghiến răng kèn kẹt nói:
- Không oan đâu, mày ăn bớt tiền bán thuốc để mua cái xe đó.
Rồi bà nhìn xéo mẹ tôi một cái và quay đi.
Bố tôi ấm ức nói:
- Không phải, con không bao giờ làm như vậy!
Ngay sau đó ông nội nói chen vào:
- Tiện đây tao nói luôn, vợ chồng mày ra ở riêng tự làm mà ăn!
Bố mẹ tôi nhìn nhau ngậm ngùi nước mắt chảy dòng dòng.
Ra ở riêng ông bà nội cho bố mẹ tôi được 4 thúng thóc. Vợ chồng trẻ, lại có con nhỏ nên rất khó khăn. Ông bà ngoại thấy vậy cũng thương lắm nhưng già yếu rồi chẳng có gì để cho con.
Từ khi ở riêng, bố tôi làm đủ mọi thứ, từ cửu vạn, khuân vác đến nhặt than. Thực sự là rất vất vả, nhưng vì miếng cơm manh áo nên phải cố thôi. Còn mẹ tôi ở nhà chăm sóc cho hai chị em tôi cùng mấy sào ruộng, nuôi con gà con ngan để kiếm thêm. Đến mùa gặt lúa thì lại đi gặt thuê cho người ta.
Bố vẫn làm như vậy cho đến khi gặp được một người bạn tốt ngỏ ý muốn rủ bố góp ít vốn để đi buôn chung.
Những ngày đầu đi còn chưa có kinh nghiệm nên cũng không được là bao. Nhưng nhờ sự kiên chì và chăm chỉ nên việc buôn bán của bố có phần khởi sắc. Nhà tôi đã có bát ăn bát để.
Mâu thuẫn giữa bố mẹ tôi và ông bà nội được đẩy lên đỉnh điểm khi bà nội kêu bị mất một gói tiền độ vài chục ngàn, vài chục ngàn khi ấy có giá trị và to lắm. Bà nội nói bóng gió:
- Nhà này thật vô phúc! Hết bị ăn bớt giờ lại mất tiền.
Không chỉ đích danh nhưng bố mẹ tôi biết là bà đang nghi ngờ bố mẹ lấy số tiền đó. Phận làm con thì không thể cãi nhau với bố mẹ để phân bua được nên bố mẹ tôi đành im lặng mà nuốt nước mắt vào trong. Cũng chỉ biết tự động viên lẫn nhau, sống không thẹn với lương tâm.
Mấy hôm sau bà nội trong lúc đong gạo để nấu cơm thì thấy gói tiền kêu mất hôm trước. Ông bà biết là đã nghi oan cho bố mẹ tôi nhưng cũng không nói gì cả, chỉ im lặng cho qua chuyện.
Năm tháng cứ thay nhau kéo tuổi xuân của bố mẹ tôi đi,còn chị em chúng tôi cũng đã đủ lớn để nhận thức đúng sai. Ông bà hai bên cũng đã già và yếu đi nhiều.
Tôi vẫn nhớ cái mùa thu năm ấy, ông nội ngã bệnh. Ông bệnh nặng đến nỗi không đi lại được nữa, chỉ nằm một chỗ. Các cô, các chú của tôi khi ấy ở khá xa nhà ông bà nên thi thoảng mới về, chỉ bố mẹ tôi ở gần nên việc chăm sóc ông là điều không thể tránh khỏi, đây là trách nhiệm.
Bố mẹ tôi thay phiên nhau chăm sóc ông, lúc thì bón thức ăn, khi thì xoa bóp tay chân cho ông, rồi lại tranh thủ đi làm. Thấy bố mẹ tôi tận tụy và chu đáo nên bà nội cũng có phần khác, bà dễ tính hơn với mẹ tôi.
“Chết viếng ốm thăm“, ông bà ngoại tôi là người hiểu đạo lý, dù vẫn còn giận ông bà nội lắm nhưng dù sao cũng là thông gia - chung con chung cháu, với lại chuyện đã qua rồi huống hồ ông nội tôi đang ốm nặng nên bỏ qua được thì bỏ qua thôi.
Một buổi tối, lúc đó mẹ tôi vừa giúp ông ăn tối xong và bố tôi cũng đang ngồi cạnh giường của ông.
Ông nói giọng yếu ớt, tay run run ông gia hiệu cho bố lại gần:
- Hải! Lại gần đây con.
Bố tôi có thoáng chút bất ngờ:
- Có chuyện gì vậy bố?
Bàn tay gầy guộc của ông nắm lấy tay bố tôi, ông nói :
- Bố xin lỗi đã hiểu lầm vợ chồng con, nói rồi ông nhìn ra phía mẹ tôi đang ngồi, ánh mắt đầy ân hận.
Mẹ chỉ khóc, bố tôi cũng khóc, còn tôi thấy ông quay đi nhưng nước mắt đã lăn dài. Lúc này bố tôi mới lên tiếng:
- Mọi chuyện đã qua rồi, vợ chồng con không để bụng đâu bố ạ.
Bố tôi xoa xoa bàn tay của ông, bố nhìn ông với ánh mắt trìu mến:
- Bố đừng nghĩ ngợi gì cả, bố phải nghỉ ngơi để mau chóng khỏe lại nhé.
Từ sau hôm đó, nhờ sự chăm sóc tận tình, động viên của bố mẹ tôi nên ông đã dần khỏe lên.
Mọi hiểu lầm, oán trách được giải tỏa. Dù trong quá khứ có những điều không phải với nhau thì dẫu sao vẫn cứ là gia đình - máu chảy ruột mềm.
Yêu thương, tha thứ không bao giờ là quá muộn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét